Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Di tích lịch sử Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan

(MYTOUR.VN) - NẾU AI ĐÃ TỪNG ĐƯỢC ĐẶT CHÂN TỚI NGÔI ĐỀN THỜ BÀ ĐỨC QUỐC MẪU Ỷ LAN NGUYÊN PHI, TẠI XÃ DƯƠNG XÁ - HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI. NGƯỜI MÀ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN KÍNH VỚI TÀI DỰNG NƯỚC YÊN DÂN THỜI VUA LÝ THÁNH TÔNG VÀ ĐÃ ĐƯỢC NHÂN DÂN THỜ CÚNG TRANG TRỌNG VỚI CÁI TÊN TRÌU MẾN VÀ GẦN GŨI “BÀ TẤM Ỷ LAN”. THÌ SẼ HIỂU ĐƯỢC ĐÓ LÀ MỘT NIỀM VINH HẠNH ĐÁNG TỰ HÀO VỀ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ.

Giới thiệu về Nguyên phi Ỷ Lan:
Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cha là Lê Công Thiết, mẹ là Vũ Thị Tỉnh, dì ghẻ là Chu Thị và người giúp việc trong lúc hoạn nạn là lão tăng Thái Diên. Bà chính quê làng Thổ Lỗi, sau đổi thành siêu loại Thuận Thành Bắc Ninh nay thuộc xã Dương Xá huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Vì mẹ mất lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Sử ghi Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội là đền thờ Bà Tấm vì thế.



Tượng thờ bà Quốc mẫu Ỷ Lan

Vị trí: Khu di tích đền thờ Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan Nguyên phi ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đặc điểm: Là nơi thờ Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan Nguyên phi. Quần thể khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan gồm chùa, đền, điện, sơn trang nằm trong khuôn viên có sân, nhà thủy đình, cây xanh các loại rộng khoảng 3ha. Chừa và đển thờ Nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi là chùa "Bà Tấm '''''''', đền "Bà Tấm '''''''', chùa Cả, đền Cả. Nằm ở phía tay trái, trước cửa đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan là đôi rồng chầu bằng đá phủ phục, với đường nét, chạm khắc hết sức tinh xảo. Qua các bậc xây, du khách đi vào trong đền. Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay chính trên quê hương Nguời. Đền có kiến trúc theo lối cung đình thời Lý, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất nước ta, cách không xa đền phía tay phải có chùa mang tên: "Linh Nhân tư Phúc Tự” do chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng cùng với hàng trăm ngôi chùa khác, được khánh thành tháng 03 năm Ất Mùi(1115).



Bảng chỉ dẫn Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan

Trong đền và chùa hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quí và hiếm. Nổi bật là đôi sư tử điêu khắc bằng đá, sư tử được tạc từ một khối đá lớn, cao 1,20m, rộng 1,36m trong tư thế nằm phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại, tạo cho chúa sơn lâm một vẻ đẹp vừa uyển chuyển vừa oai hùng mạnh mẽ. Các chi tiết: đôi mắt to, lồi hẳn ra ngoài, ẩn dưới đôi lông mày rậm, mũi hở, hàm răng đều đặn, răng nanh to, nhọn và khỏe, nhất là chân mập. Có những móng cong sắc, quắp chặt, khiến cho người xem thấy rõ chứa sơn lâm tiềm ẩn sức mạnh phi thường. Tuy nhiên bằng tài nghệ điêu khắc khéo léo, tuyệt vời bằng cách sử dụng nhiều họa tiết đan móc, khi thì gợn nhỏ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù lên ở vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng và chân, khiến cho người xem có ấn tượng vật đang sống vẫn thở nhịp nhàng.



Cổng vào đền

Khác với những con sư tử thường thấy điêu khắc ở các đình chùa, sư tử trong đền thờ Ỷ Lan đang vờn ngọc, đồng thời trên trần được trổ chữ "vương" khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, bảo vệ báu vật của đất nước. Đây là 1 công trình nghệ thuật tuyệt tác, một hiện vật cổ quí và hiếm ở Việt Nam và còn cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong cung còn 2 khám cổ thời Mạc hiện tìm thấy, các máng chạm trên khám như hoa lá, rồng phượng đều có giá trị về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam.
 


Trong đền và chùa "Bà Tấm" còn có 1 thành bậc đá liền khối điêu khắc rồng, lân thời Lý đang chạy xuống, dài 1,30m, cao 0,80m, nặng hàng chục tấn và nhóm tuợng ba ông Tam thể ngồi trên đầu 2 con sư tử cao 4m, tạc bằng đá khối rất tinh xảo cũng là những hiện vật độc đáo đã trải qua gần 9 thế kỷ, còn lại đến hôm nay. Đáng chú ý trong đền có tượng Nguyên phi Ỷ Lan được tạc rất đẹp, khi bà là Nguyên phi cùng tượng 6 vị "Cung nữ trong triều '''''''' (lục bộ), tương truyền là sáu bà giữ 6 bộ trong triều đình giúp bà nhiếp chính. Đặc biệt còn có đôi câu đối ở lền từ cổ xưa ghi rõ: Thập bát tứ, diệu phong thế tại tam truyền chiêu lệnh thục. Bách dư sở tự quán địa lưu cổ trạch tối linh thanh (có nghĩa là: đời nhà Lý thứ ba kén được người con gái đẹp, có đức có tài - trên đất nước ta có trên một trăm nơi thờ nhưng đây chính là quê hương của bà được lưu truyền, đến ngày nay và rất linh thiêng.



Hồ và thủy đình

Qua nhiều lần trung tu, lần lớn nhất là vào năm 1612, nhưng đến nay vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của nó với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao, thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo, quí hiếm của dân tộc. Với hệ thống truyền thuyết cùng các địa đanh gắn bó với việc Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông và những di vật cổ của thời Lý hiện còn đã đưa khu di tích chùa và đền thờ bà Ỷ Lan ở Dương Xá trở thành trung tâm văn hóa nổi bật nhất, quan trọng nhất trong hệ thống di tích, tưởng niệm Nguyên phi Ỷ Lan. Nơi đây không chỉ thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước mà còn là điểm di tích cách mạng rất đáng trân trọng của dân tộc. Trong thời gian tiền khởi nghĩa, đây là nơi được đón các đồng chí Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ như: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng v.v... đi về hoạt động. Hàng năm cứ vào địp từ 19 đến 21 tháng 2 âm lịch, du khách thập phương lại hành hương về Dương Xá tham dự lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày Nguyên phi Ỷ Lan đăng quang và ngày 24, 25 tháng 7 âm lịch, ngày mất của bà. Tất cả cừng về thắp hương tưởng niệm, nhớ về người phụ nữ nổi danh trong lịch sử nước nhà với 2 lần nhiếp chính trông coi việc nước. 



Hàng năm nhân dân trong vùng đã kéo về mở hội truyền thống suốt 3 ngày (19,20,21 tháng 2 âm lịch) tại Dương Xá. Hoà cùng với cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cùng với UBND xã Dương Xá đã tôn tạo trùng tu ngôi đền và xây dựng tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan,  ngôi tượng này đang được thực hiện với chiều cao 9.1m nặng 25 tấn đồng. Ngoài ra, còn có bức phù điêu đá xanh Thanh Hoá 31.2m và vườn hoa, cây cảnh, hồ bán nguyệt do công ty  Mỹ Thuật xây dựng đảm nhận thiết kế và thi công với chi phí gần 19 tỉ VNĐ. Dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 2/9/2010. Đây thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo. Đền Nguyên Phi Ỷ Lan với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hoá nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao. Trong tương lai không xa, nơi đây còn trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với khách trong nước và nước ngoài.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét